91 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TP.HCM
19001868 - 0909886688

ĐỘC ĐÁO PHONG TỤC NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC VIỆT NAM

  • 19/11/2020

Đất nước Việt Nam trải rộng dài từ Bắc xuống nam, vô vàn các lễ hội văn hóa đặc sắc đa dạng, trong đó Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất Việt Nam. Và ở đất nước có 54 dân tộc anh em mang chung một dòng máu Cha Rồng Mẹ Tiên thì sẽ có những phong tục khác nhau trong dịp này. Dưới đây là những phong tục đón Tết khác lạ của 10 dân tộc ở vùng núi phía BắcTây Nguyên nước ta. 

 

Tục gọi trâu về ăn tết của người Mường

Từ mấy ngày trước tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày. 

 

Ngoài ra, người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn tết với gia đình. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng. 
 

Lễ hội gội đầu của người Thái trắng 

Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La. Người Thái trắng ở Sơn La tiến hành lễ hội gội đầu từ trưa ngày cuối cùng trong năm. Tất cả già làng, trưởng bản, từ già đến trẻ hò nhau xuống bờ sông để tổ chức lễ gội đầu với mong muốn xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm. Họ còn chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua nhẹ rồi xối từ từ lên tóc, gợi lên mọi điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi.

 

Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ. Người ta tổ chức ném còn, xòe vòng… Trai gái được dịp vui chơi thoả thích. 
 

Người Cao Lan niêm phòng nhà bằng giấy đỏ 

Cao Lan là một trong hai nhóm của dân tộc Sán Chay (Cao Lan – Sán Chí). Trước đây các học giả người Pháp coi người Cao Lan là một bộ phận của dân tộc Dao. Người Cao Lan còn được gọi là người Trại. Cho đến nay, người Cao Lan ở Bắc Giang vẫn tự nhận mình là người dân tộc Cao Lan, có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái.

 

Công việc đầu tiên để chuẩn bị cho việc đón mừng năm mới của người Cao Lan là tục dán giấy đỏ trong nhà. Khoảng trước tết 2 ngày là ngày "niêm phong" cho tất cả những gì thuộc về gia đình. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại... đều được dán giấy đỏ để các vật này được "nghỉ tết". Toàn bộ ngôi nhà bỗng nhiên nhuộm sắc đỏ rực rỡ.

 

Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành. Dán giấy đỏ lên những nơi quan trọng là bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang thịnh vượng. 

Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may 

Người Lô Lô ở Hà Giang quan niệm thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay những vật có giá trị lớn, mà chỉ là củ hành, củ tỏi, thanh củi…

 

Người đi lấy may không đi công khai, không rủ nhau đi, không muốn chủ nhà bắt được. Ai cũng đi âm thầm, lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi. Thế nhưng nhỡ có bị chủ nhà bắt được thì họ cũng không bị trách móc gì. 
 

Đàn ông H’Mông phải dậy sớm nấu cơm

Dân tộc H'mông cư trú gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người H'mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.

 

Sáng mùng 1, đàn ông H’Mông phải dậy nấu cơm và làm mọi việc trong nhà thay vì cả năm đàn bà con gái trong nhà đã làm. Người H’Mông quan niệm, con trai là trụ của gia đình nên tất cả mọi việc trong gia đình phải chịu trách nhiệm để giữ được truyền thống cho cả năm. Sáng sớm mùng 1 tết, ai dậy thì cứ âm thầm mà dậy, không được gọi nhau, vì nếu mà gọi nhau, sâu bọ nghe thấy sẽ đồng loạt “nhỏm dậy” phá hoại ngô, lúa. 

 

Người Giẻ Triêng ăn than 

Người Giẻ Triêng (sống chủ yếu ở Quảng Nam và Kon Tum), đón Tết cổ truyền với tên gọi là Cha Chả, nghĩa là ăn than. Gọi là ăn than bởi theo quan niệm của người Giẻ Triêng thì trong ngày Tết, ai dính nhiều tro đốt từ than nhất sẽ may mắn, thu hoạch mùa màng tươi tốt. 

 

Để có thể dính tro than, trước Tết 3 ngày, các chàng trai cao to sẽ được cử lên rừng đốt củi thành những đống than lớn và mang về làng. Ngoài ra, người làng cũng nấu xôi, vuốt lên cây giẻ khô rồi đốt lên thành tro. Hai loại tro này sẽ được hất tung lên cao và ai dính được nhiều tro nhất sẽ là người may mắn nhất.

 

Người Giẻ Triêng cũng sẽ cầm một nắm xôi ném lên mái nhà, nắm xôi của ai dính lên đó sẽ năm mới người ấy sẽ có 100 gùi lúa.

Người Pu Péo hò nhau cướp giọng gà 

 

Đón giọng gà hay cướp giọng gà là phong tục rất độc đáo của người Pu Péo ở Hà Giang. Khi giao thừa đến, sắp sang năm mới, người ta phải canh chừng mấy chú gà trống. Thấy gà vừa vỗ cánh, chuẩn bị gáy là người ta đốt ngay một quả pháo, ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy.


Người Pu Péo quan niệm: tiếng gà gáy vừa hay, vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời dậy. Vì thế, ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Người Tày lấy nước giếng vào ống tre thờ

 

Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn,... Họ thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. 

 

Đêm Giao thừa là dịp mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để trò chuyện, cùng nhau thưởng thức những món ăn đặc biệt hơn ngày thường và chúc nhau những lời chúc năm mới hạnh phúc, thịnh vượng. Thời khắc giao thừa đến, khi con gà trống cất tiếng gáy đầu tiên, mỗi gia đình cử một thành viên mang dụng cụ là ống tre đến mỏ nước hoặc giếng nước để lấy nước mang về nhà đặt lên bàn thờ. Người đến mỏ nước sớm nhất sẽ được ban phát nhiều tài lộc, gặp nhiều may mắn trong năm. Theo quan niệm, ống nước được đặt lên bàn thờ để báo cáo tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.


Tết nhảy của người Dao

Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình, v.v.

 

Tết Nhảy của người Dao dịp cuối năm, du khách sẽ được chứng kiến "Tết Nhảy" theo ngôn ngữ của người Dao là "Nhiang chằm Ðao" cũng vào dịp tết Nguyên Đán của người Kinh, song có phương thức chào đón năm mới rất thú vị. Vào những ngày đầu xuân tại khắp các bản người dao như Dao đỏ, Dao tiền hay Dao quần chẹt, rất thú vị và sôi động. Nhà nhà, người người đều chuẩn bị các bộ quần áo đẹp nhất, những vũ điệu tuyệt vời trước tết cả tháng. Đến ngày tết thì các gia đình sum vầy tại nhà tộc trưởng, cùng nhau lễ cúng tổ tiên.Các điệu nhảy bắt đầu vào giờ thìn, các thanh niên nhảy theo thầy cả.

 

Có tất cả 14 điệu nhảy đa dạng, họ dùng gươm đao bằng gỗ để múa trong tiếng trống tiếng khèn vang động. Các điệu múa diễn tả lại cảnh lao động của những  người dân địa phương hàng ngày như điệu nhảy chào bố mẹ, tổ tiên thì nhảy múa một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao, điệu mô phỏng cò bay, dang hai tay vẫy vẫy nhịp nhàng, hay có điệu diễn tả điệu đi của hổ,...Cứ thế các điệu nhảy nối tiếp nhau, kéo dài tới 10 tiếng.
 

Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn

Hiện họ cư trú tại hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tuỳ từng nơi, người Pà Thẻn quen ở nhà sàn, nhà nền đất hay nửa sàn nửa nền đất. Hiện nay nhiều nơi đồng bào đã dựng nhà cột kê khang trang, vững chãi.

 

Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn được thực hiện vào đêm 30 Tết một cách vô cùng bí mật.  Mọi gia đình người Pà Thẻn đều đóng kín cửa, bí mật nấu một nồi cháo để gia đình cùng ăn, sau đó chủ nhà lấy bát nước trên ban thờ xuống cọ rửa, lau chùi, làm lễ xin nước mới. Bát nước được đặt trên ban thờ, đậy kín nắp, vào cuối tháng 6 gia chủ mới được mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát.

 


 

Theo tín ngưỡng của người Pà Thẻn, nếu phong tục đón Tết này bị người khác biết thì trong năm mới gia đình sẽ làm ăn vất vả, con cái ốm đau. Nếu bát nước thờ vơi ít thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, gia đình mạnh khỏe, thuận lợi sản xuất.

 

Tham khảo chi tiết: https://grouptourvn.com/tours/tour-du-lich-tet-nguyen-dan-dien-bien-son-la-yen-bai-hoa-binh-5n4d-pid-2562.html

Tết Nguyên Đán: https://grouptourvn.com/tours/tet-nguyen-dan-cid-259.html

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
HỒ CHÍ MINH: 91 Lê Quốc Hưng, Quận 4
ĐÀ NẴNG : Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu
HÀ NỘI: 18 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
grouptourvn.com
Tổng đài 19001868 - 0909886688
Khiếu nại : 0908886688
#grouptourvn #Dulichgrouptourvn #dulichtet2021 #Tourtet2021 #dulichtrongnuoc2021 #DulichMienBac #DulichMienBacTetNguyenDan #tTetCoTruyencuaNguoidantoc

Giới thiệu về grouptourvn

GIỚI THIỆU VỀ Grouptourvn

grouptourvn - Thương hiệu du lịch cao cấp - Giá rẻ tại Việt Nam. Tiếp nối thành công, từ tháng 06/2012 trung tâm du lịch grouptourvn được chuyển đổi thành Cty CP TM DV Du Lịch grouptourvn...

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN 24/7

1900 1868

sale@grouptourvn.com

Tại sao chọn grouptourvn?

TẠI SAO CHỌN Grouptourvn?

Giá tốt nhất
Điểm đến đa dạng
Thanh toán linh hoạt
Chất lượng dịch vụ vượt trội