91 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TP.HCM
19001868 - 0909886688

HƯƠNG VỊ TẾT CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN

  • 14/01/2021

Tây Nguyên là nơi sinh sống của hàng chục dân tộc anh em, đông nhất là các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê-đê, M’Nông, Xơ-đăng, H’rê... Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều có tổ chức những ngày lễ Tết cho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất. Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơm mới, Tết Giọt nước, Tết Lửa... diễn ra rộn rịp suốt mùa hanh khô. Đây là mùa lễ Tết ở Tây Nguyên.

 

ẨM THỰC TẾT VÙNG TÂY NGUYÊN CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương.

 

Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại củ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiện thêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họ nuôi bằng cách thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quý đến thăm làng.

 

Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: Cơm Lam. Họ vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại mấu ở một đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào, xong rút lại đem đốt bằng lửa và than cho thật khéo. Những ống cơm lam, ngoài vỏ tuy đen đúa, lem nhem nhưng khi trẻ bỏ lớp vỏ ấy đi thì lộ ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạ thường. Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơm lam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi.

 

Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.

 

Ngoài ra, họ còn dùng phèo lấy từ ruột con vật bốn chân để chế biến món ăn là một đặc điểm trong cách thức ngả món của đồng bào Gia Rai, Ba Na. Kỹ thuật băm sống và trộn bóp đóng vai trò quan trọng tạo ra nhiều món từ thịt trâu bò, dê, nguồn thịt chính trong lễ hiến tế thần linh.

 

Trong các món ăn kể trên họ đều dùng thịt sống, tuy không được nấu nướng nhưng có thể phèo là nguyên liệu có tác dụng làm tái các loại thịt tươi, giống như thính gạo trong món nem của người Kinh. Hơn nữa, tất cả những món sống ấy bao giờ cũng làm thành món đưa cay.

 

Rượu cần là đồ uống không thể thiếu được trong các ngày lễ Tết. Thức nhắm, thậm chí được đặt gần bên các ghè rượu, có lót lá chuối đặt vào chiếc rá (rổ) để thực khách vừa nhâm nhi thưởng thức vừa chuyện trò, thỉnh thoảng đưa tay bốc một nhúm thức ăn đưa lên miệng...

 

CÁC MÓN NGON ĐẶC TRƯNG NGÀY TẾT

 

  • Cơm Lam - Cơm nấu từ ống Lồ Ô rừng:

Cơm Lam được xem là món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Tây Nguyên. Trước kia chỉ là món ăn dân dã của người dân bản địa được mang theo khi đi làm rẫy. Thế nhưng, ngày nay nó đã trở thành một đặc sản làm say lòng bao du khách.

 

Món cơm Lam trông có vẻ đơn giản nhưng công đoạn chế biến cũng mất khá nhiều thời gian. Trước tiên, người ta đem gạo ngâm cùng một loại lá qua đêm, sau đó cho gạo vào khoảng ⅔ ống nứa rồi đổ nước suối vào, dùng lá chuối bịt lại ở hai đầu và mang nướng trên than hồng. Khi nghe những tiếng nổ lách tách cũng là lúc hạt gạo bắt đầu nở dần.

Vì được nấu theo cách này nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm dẻo của gạo lẫn trong mùi nứa. Quả là một món ăn ngon cho ngày Tết.

 

  • Thịt xông khói nướng:

Người bản địa gọi món ăn ngon, lạ này là “Poăc buh”. Nó là món ăn truyền thống, được chế biến từ thịt bắp của trâu, bò, lợn, nai,..nguyên liệu. Những miếng thịt được lựa chọn kỹ càng trước khi treo lên gác bếp cùng với quá trình sấy kỳ công đã làm cho món ăn trở nên độc đáo. Trước kia,thịt xông khói là thực phẩm dự trữ của người Tây Nguyên. Mỗi khi có khách quý, hay dịp hội Tết, người Tây Nguyên lại lấy loại thịt này ra chế biển món Poăc Buh để ăn và đãi khách. Thịt xông khói nướng sẽ ngon hơn, thơm hơn khi được chấm với muối ớt xanh cay xé lưỡi.

 

  • Rau Bép:

Trong món ăn ngày Tết của người Tây Nguyên thế nào cũng có món “Biăp n’ce” - rau bép. Ngày nay, rau bép đang trở thành đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn ở Tây Nguyên. Từ rau bép, người Tây Nguyên đã làm nên những món ăn mang đậm hương vị núi, vị rừng như: canh cua rau bép, rau bép xào tỏi, rau bép xào thịt bò,..Ngoài ra, rau bép còn chứa các hoạt tính sinh học có lợi chó sức khỏe, cũng như chứa nhiều chất kháng sinh làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Rau bép có vị ngọt, mùi thợm nhẹ, kích thích vị giác người ăn.

 

  • Nước chè rừng:

“Dà ce bri”, tức nước chè rừng, thức uống gắn bó hàng trăm năm nay với người Tây Nguyên. Chè rừng thường mọc ở những nơi đất có nhiều đá. Sau khi hái chè rừng về, người Tây Nguyên đem phơi khô, rồi gói trong bao nilon. Chè rừng uống ngọt và thơm, vị nửa chè nửa vối. Uống chè rừng mùi vị nhẹ nhàng, ít bị kích ứng, nhất là ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon giấc. Nhờ công dụng này mà phụ nữ Tây Nguyên sau khi đẻ có thể lên rẫy làm việc được ngay. Nếu uống chè rừng đều đặn mỗi ngày thì có thể chữa khỏi bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, nước chè rừng còn có công dụng mát gan, giải độc cơ thể,..

 

  • Rượu cần:

Thức uống lên men không thể thiếu của người Tây Nguyên đó là rượu cần. Người bản địa Nam Tây Nguyên gọi thức uống độc đáo này là “Trơ nờm”. Muốn có rượu cần ngon, đòi hỏi phải có men tốt. Rượu cần có vị ngọt sâu, hương thơm đằm, mang đúng đặc trưng rừng núi. Người Tây Nguyên luôn coi rượu cần là thức uống để gắn kết các thành viên trong cộng đồng, gắn kết cộng đồng này với cộng đồng khác và gắn kết dân bản với các thế lực siêu nhiên. Vì vậy, trong nghi thức cúng Yàng và cả trong những lễ hội truyền thống, rượu cần là thứ không thể thay thế.


Trong không khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chòm xóm láng giềng trong buôn làng, quan hệ giữa con người với nhau.

 

Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn trong ngày lễ Tết không tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻ chết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng.

 

Tham khảo chi tiết tour tại: https://grouptourvn.com/tours/tour-du-lich-tay-nguyen-viet-nam-cid-627.html

Tết nguyên đán: https://grouptourvn.com/tours/tet-nguyen-dan-cid-259.html

 

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

HỒ CHÍ MINH: 91- 93 Lê Quốc Hưng, Quận 4

ĐÀ NẴNG : Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu

HÀ NỘI: 18 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.

grouptourvn.com

Tổng đài 19001868 - 0909886688

Khiếu nại : 0908886688

#grouptourvn #Dulichgrouptourvn #DulichTayNguyen #AmthucNgayTet #ComLam #Thitxongkhoinuong #RauBep #NuocCheRung #RuouCan

Giới thiệu về grouptourvn

GIỚI THIỆU VỀ Grouptourvn

grouptourvn - Thương hiệu du lịch cao cấp - Giá rẻ tại Việt Nam. Tiếp nối thành công, từ tháng 06/2012 trung tâm du lịch grouptourvn được chuyển đổi thành Cty CP TM DV Du Lịch grouptourvn...

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN 24/7

1900 1868

sale@grouptourvn.com

Tại sao chọn grouptourvn?

TẠI SAO CHỌN Grouptourvn?

Giá tốt nhất
Điểm đến đa dạng
Thanh toán linh hoạt
Chất lượng dịch vụ vượt trội